$505
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của truong nguyet tan minh subnhanh. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ truong nguyet tan minh subnhanh.Chiều 17.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đỗ Cao Thắng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, thời gian gần đây có nhiều bạn trẻ hiếu kỳ đến dốc Nộng (xã Nhơn Hải) để chụp ảnh, quay video vì con dốc này nhìn thẳng ra Hòn Khô nên cảnh rất đẹp và thơ mộng. Theo ông Thắng, để đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông nên chính quyền địa phương đã chỉ đạo lực lượng công an và trật tự cơ sở tuần tra, nhắc nhở mọi người. Vì con dốc này rất nguy hiểm, xe cộ qua lại rất nhiều."Chiều 16.2, lực lượng công an đã mời một số bạn trẻ đậu xe dưới đường để chụp ảnh về trụ sở nhắc nhở và cho viết cam kết không được tái diễn hành vi trên", ông Thắng nói.Việc tràn ra đường để chụp ảnh của nhiều người xuất phát từ một trào lưu mới trên mạng xã hội. Trào lưu này bắt đầu từ việc nhiều người đổ xô đến dốc "Đại Lý" tại Trung Quốc để chụp ảnh. Những ngày qua, nhiều người đổ về dốc Nộng tại xã Nhơn Hải để chụp ảnh và quay phim, ngay cả khi có nhiều phương tiện lưu thông, gây mất trật tự an toàn giao thông.Trước đó, vào năm 2022, tại dốc Nộng (Nhơn Hải) xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương nặng, do xe bồn bị hỏng phanh khi đang đổ dốc nên lao thẳng xuống bãi biển. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của truong nguyet tan minh subnhanh. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ truong nguyet tan minh subnhanh.Bàn chân có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe. Trên thực tế, một số bệnh nghiêm trọng sẽ dẫn đến những thay bất thường trên bàn chân. Đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh.Tim mạch và tiểu đường được xem là những "kẻ giết người thầm lặng". Nguyên nhân là vì chúng tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Dấu hiệu bất thường ở bàn chân cảnh báo những bệnh sau:Bệnh tim. Bàn chân là vị trí xa tim nhất. Các mạch máu ở ngón chân lại dễ bị tắc nghẽn do tích tụ cholesterol. Đây là lý do vì sao khi hệ thống tim mạch có vấn đề, người bệnh sẽ bị lạnh bàn chân, đôi khi kèm theo triệu chứng đau hoặc sưng phù.Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Dấu hiệu bất thường ở bàn chân cảnh báo bệnh tim, tiểu đường trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 3.3. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về bàn chân như: 4 bất thường bàn chân cảnh báo đang có bệnh âm thầm tiến triển; Tác hại không ngờ của thói quen không rửa chân...Testosterone là hoóc môn rất quan trọng với nam giới vì ảnh hưởng đến nhiều chức năng sinh lý và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, do tác động của tuổi tác, lối sống hoặc bệnh lý mà nồng độ testosterone sẽ suy giảm.Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sự suy giảm testosterone này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe lâu dài. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo giảm testosterone ở nam giới.Tăng mỡ bụng. Testosterone thấp có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt là tích tụ mỡ thừa quanh bụng. Tình trạng mỡ thừa tích tụ trên cơ thể quá nhiều sẽ ức chế khả năng tiết testosterone, dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết. Không những vậy, các tế bào mỡ có thể chuyển đổi testosterone thành estrogen, khiến mức testosterone càng giảm nhiều hơn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài 4 thay đổi sức khỏe ở nam giới do bị giảm testosterone trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 3.3. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về nam giới như: Phát hiện sức mạnh kỳ diệu của nho đỏ đối với 'chuyện ấy' của nam giới; Dấu hiệu đi tiêu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt...Những người mà tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim sẽ dễ mắc bệnh này hơn. Do đó, họ cần bảo vệ sức khỏe tim bằng cách duy trì huyết áp, cân nặng, cholesterol khỏe mạnh và tránh một số thói quen có hại.Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài 4 thói quen xấu người có tiền sử gia đình bị đau tim cần tránh trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 3.3. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về thói quen như: Bác sĩ chỉ thói quen hằng ngày âm thầm hủy hoại cơ thể bạn sau tuổi 50; Thói quen không ngờ đang gây hại cho tim của bạn...Ngoài ra, trong ngày thứ hai 3.3 còn có nhiều tin bài sức khỏe khác như: Chuyên gia cảnh báo triệu chứng ở cổ có thể là ung thư thận; Phát hiện mới về thời điểm tốt nhất để ngủ trưa...Ngày mới với tin tức sức khỏe xin kính chúc các bạn một tuần mới nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui, làm việc hiệu quả. ️
Theo Thông tư 35/2024 của Bộ GTVT, từ ngày 1.1.2025 người lái xe phải thi lại lý thuyết ngay khi giấy phép hết hạn, dù chỉ một ngày. Do đó, lượng người đổi giấy phép lái xe (GPLX) trong những ngày qua tăng đột biến trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn. Nhiều người xếp hàng từ sáng sớm, chờ xuyên trưa để làm thủ tục. Ngoài nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan chức năng, người dân cũng có thể chủ động đổi GPLX tại nhà, thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến.Các trường hợp đủ điều kiện để đổi bằng lái trực tuyến là GPLX phải do ngành Giao thông vận tải cấp; Đến hạn đổi theo quy định của cơ quan chức năng; GPLX bị hỏng; Thông tin cá nhân như năm sinh, họ tên bị sai so với căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.Việc đổi GPLX trực tuyến sẽ được thực hiện trên Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Cục Đường bộ Việt Nam. Người dân cần có tài khoản định danh điện tử VNeID cấp độ 2 hoặc tài khoản trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Giấy phép lái xe cũ cần đổi là dạng vật liệu PET (thẻ nhựa).Hồ sơ sức khỏe điện tử phải là dạng điện tử. Hiện nay nhiều bệnh viện, phòng khám đã liên thông được với Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân có thể tìm những cơ sở này để làm giấy khám. Trong trường hợp không tìm thấy cơ sở y tế có liên thông dữ liệu, người dân có thể chứng thực điện tử kết quả khám sức khỏe tại UBND xã, phường. Sau đó dùng file chứng thực này để làm các thủ tục trực tuyến. Ngoài ra người dân cũng cần chuẩn bị file ảnh chân dung kích cỡ 3x4, phông nền xanh; Tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử để thanh toán lệ phí.Sau khi đã chuẩn bị đủ các hồ sơ cần thiết, người dân có thể dễ dàng đổi GPLX trực tuyến theo bốn bước sau.Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Đường bộ Việt Nam tại địa chỉ https://dvc4.gplx.gov.vn. Sau đó chọn Đổi giấy phép lái xe.Bước 2: Đăng nhập Cổng dịch vụ công bằng ứng dụng VNeID hoặc tài khoản Định danh điện tử cấp bởi Bộ Công an dành cho công dân.Bước 3: Điền các thông tin theo hướng dẫn. Lưu ý: Sau khi nhập số GPLX ở phần thông tin, hệ thống sẽ trả về kết quả trường hợp có đủ điều kiện để cấp đổi hay không. Nếu hệ thống hiển thị màu xanh, GPLX đủ điều kiện đổi. Nếu chưa, người dân cần kiểm tra lại các thông tin xem đã điền chính xác chưa.Để đảm bảo an toàn thông tin, mỗi tài khoản đăng nhập chỉ có thể tra cứu thông tin GPLX của mình, không thể thực hiện thay người khác. GPLX phải trùng với thông tin đã khai báo trên cổng dịch vụ công.Trong phần Thông tin sức khỏe người lái xe. Người dân có thể chọn hình thức nộp giấy khám sức khỏe điện tử hoặc bản công chứng điện tử. Nếu khám tại cơ sở y tế đã liên thông dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân chỉ cần nhập mã số khám, chọn tra cứu, kết quả sẽ được tự động trả về.Nếu dùng giấy khám sức khỏe công chứng điện tử, người dân cần dùng file có định dạng pdf để tải lên hệ thống.Ở phần ảnh chân dung 3x4, người dân cần lưu ý độ phân giải tối thiểu 400 dpi trở lên (tương ứng kích thước 473 x 630 pixel). Độ phân giải lý tưởng nên trên 600 dpi (tương ứng với kích thước 709 x 945 pixel). Phông nền sử dụng màu xanh. Đây là ảnh sẽ được in lên bằng lái mới.Sau khi đã điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn, đính kèm các hồ sơ cần thiết, người dân ấn vào ô cam kết ở cuối cùng và chọn Tiếp tục.Bước 4: Điền địa chỉ nhận kết quả và thanh toánNgười dân có thể nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan đổi GPLX hoặc nhận tại nhà qua đường bưu điện. Ngoài lệ phí hồ sơ 135.000 đồng, người dùng sẽ trả thêm tiền vận chuyển khi nhận được GPLX từ bưu điện. Sau khi đã hoàn thiện các bước, người dùng sẽ nhận được thông báo "Chúc mừng bạn đã nộp hồ sơ thành công". Sau đó người dân có thể kiểm tra tiến độ xử lý trong phần "Xem hồ sơ của tôi". Theo quy định, chậm nhất sau 3 ngày đăng ký thành công, cơ quan chức năng sẽ có thông báo qua email hoặc tin nhắn điện thoại về lịch hẹn hoặc lý do hồ sơ không được duyệt. ️
Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Minh Hồng (chuyên khoa y tế công cộng, hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu), khi bị chuột cắn, nhiều người thường chủ quan vì nghĩ rằng chúng vô hại với con người, chuột chỉ cắn phá làm hư hỏng đồ đạc. Tuy nhiên, chuột là loài động vật thường ẩn trú ở những nơi ô nhiễm như bãi rác, cống rãnh,... nên chúng là một trung gian dễ lây lan các mầm bệnh và vi khuẩn.Chuột là loài động vật dễ gây lây lan bệnh truyền nhiễm. Khi bị chuột cắn, có thể bạn sẽ mắc một số bệnh nguy hiểm sau:Bệnh nhân bị Sodoku thường bị nhiễm xoắn khuẩn mang tên Spirillum minus từ vết chuột cắn, thường là từ 5 - 30 ngày sau khi chuột cắn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ kéo dài từ 1 - 2 tháng và có thể dẫn đến tử vong.Bệnh truyền nhiễm từ chuột thường xuất hiện ở các vùng khác nhau trên thế giới nhưng thường gặp ở Mỹ và thỉnh thoảng là ở châu Âu. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp sang con người thông qua vết cắn hoặc cào của con chuột bị nhiễm bệnh. Một nguyên nhân nhiễm bệnh khác ít gặp hơn đó là người tiếp xúc với các con chuột bị bệnh trong phòng thí nghiệm nhưng không đeo găng tay bảo hộ. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 đến 10 ngày, bệnh cũng có thể xuất hiện đột ngột.Sốt Haverhill là do Streptobacillus moniliformis gây nên, chúng thường lây qua đường tiêu hóa và phổ biến hơn nhiều so với bệnh Sodoku. Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không vỏ bao, không di động, đa hình thể. Chúng thường có dạng hình cầu, oval, thoi hoặc một số trường hợp sẽ cuộn thành hình khối. Streptobacillus moniliformis thường được tìm thấy trong mũi hầu của chuột.Người bệnh sốt Haverhill sẽ có những triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn. Trên da ở gan bàn chân, bàn tay sẽ xuất hiện các ban xuất huyết. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm nội tâm mạc, viêm phổi, viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim,…Khi bị chuột cắn, bạn có thể bị nhiễm virus Hanta, đây là loại virus gây bệnh cho con người. Nguyên nhân chính thường là do bị cắn hoặc hít phải virus tồn tại trong không khí được tạo ra từ chất thải của con chuột đã bị nhiễm virus. Phần lớn bệnh sẽ bộc phát trong khoảng từ 2 - 3 tuần. Biểu hiện của bệnh do Virus Hanta có hai dạng.Hội chứng phổi (HPS): Ở giai đoạn ban đầu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng giống với bệnh cúm bình thường như: Sốt, ho, đau mỏi cơ bắp, chán ăn, nhức đầu, suy nhược cơ thể. Khoảng từ 4 - 10 ngày sau khi phát bệnh, bệnh nhân bắt đầu chuyển biến nặng hơn: Sốt cao, khó thở, thở gấp,… thậm chí là bị suy hô hấp.Hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết (HFRS): Bệnh nhân bị hạ huyết áp và rối loạn các chức năng điều hòa nội môi, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cơ thể.Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng cho biết, ngay khi bị chuột cắn chảy máu, bạn không nên chủ quan mà cần xử lý vết thương ngay lập tức:Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, chúng ta có thể đề phòng tình trạng bị chuột cắn bằng một số phương pháp dưới đây như:Khi bị chuột cắn, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý vết thương và tư vấn tiêm phòng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) mới đây tiếp nhận đôi vợ chồng ở Hải Dương cùng nhập viện trong tình trạng sốt cao trên 39 độ, toàn thân gai rét và có vết thương phù nề, sưng tấy và nhiễm trùng ở bàn tay.Bệnh nhân cho biết ngày 15.12, trong lúc 2 vợ chồng cùng đuổi bắt 1 con chuột thì bị cắn vào ngón tay chảy máu. Hai ông bà sau đó có rửa tay xà phòng và nhỏ dầu gió vào vết thương.Sau đó 5 ngày, hai ông bà cùng sốt cao, thậm chí có lúc nằm li bì, mê sảng, toàn thân gai rét, vết chuột cắn sưng tấy, đau nhức. Tự theo dõi 2 ngày ở nhà không thấy đỡ, hai ông bà đi khám ở tuyến huyện, được tiêm phòng uốn ván và chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, hai bệnh nhân bệnh được chẩn đoán bệnh là "sốt do chuột cắn" (sodoku). Sau hơn một tuần được điều trị tích cực với phác đồ kháng sinh hiệu quả, các dấu hiệu lâm sàng đã được cải thiện rõ rệt, hai bệnh nhân đã được ra viện chiều 31.12.2024. ️